Với những người thường xuyên sử dụng gạo lứt chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với gạo lứt đen. Tuy vậy không ai cũng biết rõ về gạo lứt đen, nguồn gốc, tác dụng của gạo. Cùng Gạo Việt đi tìm hiểu các thông tin liên quan đến gạo lứt đen qua bài viết sau nhé.
Gạo lứt đen là gì?
Gạo lứt đen là loại gạo thuộc nhóm thực phẩm ngũ cố, gạo có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại gạo trắng trên thị trường. Gạo được đánh giá là bổ sung nhiều dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.
Gạo lứt đen thuộc nhóm thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, có giá thành thường cao hơn so với mặt bằng chung của các loại gạo trắng khác. Loại thực phẩm này cũng được cho là bổ sung nhiều dưỡng chất và đem đến lợi ích cho sức khỏe. Giai thoại còn lưu truyền về loại “cao lương đen” này như sau, gạo đen xưa được dùng cho vua chúa, quan lại trong thời đại phong kiến, hàng thứ dân chỉ được dùng gạo trắng đã tách vỏ cảm, không được lưu trữ và dùng gạo đen.

Nguồn gốc của gao lứt đen
Về nguồn gốc, nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy gạo đen có cùng nguồn gốc với các loại gạo màu khác khoảng 10.000 năm trước. Tuy nhiên, gạo đen rất hiếm bởi chỉ thỉnh thoảng mọc lên dưới dạng đột biến gen, khiến cây gạo sản xuất ra lượng lớn chất anthocyanin – một hợp chất chống oxy hóa. Người nông dân, khi phát hiện được sự bổ dưỡng của gạo đen, cũng đã bắt đầu tìm cách trồng đại trà.
Gạo lứt đen có giá bao nhiêu
Trên thị trường gạo, gạo lứt đen được bán với giá từ 30.000 – 45.000đ /kg. Tại gạo việt gạo lứt đen được bán với giá 30.000đ/kg.
Lợi ích của gạo lứt đen
- Tốt cho tim mạch.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Tốt cho xương.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Ngăn ngừa lão hoá.
- Thúc đẩy tăng trưởng và chữa lành.
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
- Tác dụng chống ung thư

Cách bảo quản gạo lứt đen
Gạo lứt đen được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không đăt ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gạo.
Hướng dẫn cách nấu gạo lứt giữ lại nhiều dưỡng chất
Nấu cơm gạo lứt đen với nồi cơm điện
Bước 1: Vo sơ, sau đó ngâm gạo lứt bằng nước ấm trong 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn.
Bước 2: Cho cả gạo và nước ngâm vào nồi cơm điện, đậy vung, cắm điện và bấm nút nấu. Khi cơm chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm.
Bước 3: Ủ cơm trong nồi từ 10 – 15 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.
Bước 4: Xới cho tơi cơm trước khi dùng bữa.

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường
Bước 1: Chuẩn bị 1 cái nồi có nắp đậy kín. Cho gạo vào vo sơ sau đó ngâm nước ấm khoảng 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn.
Bước 2: Đun sôi, khi cơm sôi xới cơm đều 1 lượt sau đó đậy kín nắp, vặn lửa vừa và nấu cho đến khi nước trong nồi cạn.
Bước 3: Khi nước đã cạn, để lửa liu riu khoảng 3 – 5 phút sau đó tắt lửa, ủ trong 10 phút rồi mới xới cơm và dùng bữa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.